Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm theo quy định hiện hành

Bảo hiểm là một trong những gói quyền lợi về sức khỏe rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Bởi trên thực tế, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống đôi lúc là vô thường. Do đó, ngày càng có nhiều người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể. Trong bài viết hôm nay, Song Kim xin hướng dẫn mọi người cách thành lập công ty bảo hiểm với các thủ hành chính đơn giản, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đúng với pháp luật hiện hành.

  1. Công ty bảo hiểm là công ty gì?

Công ty bảo hiểm là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Đây là công ty định chế tài chính với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau nhằm mục đích bảo vệ cá nhân và tổ chức, tránh được những rủi ro, thất thoát về tài chính bằng cách thu một mức phí nhất định.

thành lập công ty bảo hiểm

Công ty sẽ tập hợp rủi ro của nhiều người đóng bảo hiểm. Trong một khoảng thời gian dựa vào các số liệu thu thập được, các chuyên viên bảo hiểm có thể tính toán được xác xuất của một biến cố nhất định, ví dụ như hỏa hoạn trong gia đình và xác định mức thiệt hại này là bao nhiêu. Sau đó, các chuyên viên sẽ ước tính mức phí cần thiết và tiến hành thu phí bảo hiểm của các trường hợp rủi ro và chi trả tiền bảo hiểm ở mức lợi nhuận hợp lý nhất.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Tháp

1.1. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm thuộc danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Cụ thể như sau:

STT NGÀNH NGHỀ MÃ NGÀNH
1 Bảo hiểm nhân thọ

 

Nhóm này gồm: Nhận tiền đóng và chi trả bảo hiểm hàng năm và các chính sách của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp (có hoặc không có yếu tố tiết kiệm).

6511
2 Bảo hiểm phi nhân thọ

 

Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm khác trừ bảo hiểm nhân thọ như: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; bảo hiểm nông nghiệp…

6512
3 Bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm y tế ( Mã ngành 65131) Nhóm bảo hiểm y tế gồm: Nhận tiền đóng bảo hiểm của khách hàng về khám chữa bệnh, chi trả các dịch vụ y tế và thuốc men cho người đóng bảo hiểm y tế được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh quy định cho những người đóng bảo hiểm y tế đến khám và chữa bệnh.

Bảo hiểm sức khỏe khác ( Mã ngành 65131) Nhóm bảo hiểm sức khỏe khác gồm: Nhận tiền đóng bảo hiểm của khách hàng về tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, chi trả cho khách hàng những thiệt hại về sức khỏe trong phạm vi quy định.

6513
4 Tái bảo hiểm

Nhóm tái bảo hiểm gồm: Các hoạt động bảo hiểm tất cả hoặc một phần rủi ro kết hợp với chính sách bảo hiểm lần đầu được thực hiện bởi một công ty bảo hiểm khác.

6520
5 Bảo hiểm xã hội

Nhóm bảo hiểm xã hội gồm: Hoạt động của các đơn vị pháp nhân (quỹ, kế hoạch hoặc chương trình) được lập ra để cung cấp thu nhập hưu trí người lao động hoặc các thành viên. Nhóm bảo hiểm xã hội cũng gồm: Lập kế hoạch hưu trí với những lợi ích được xác định, cũng như những kế hoạch cá nhân mà những lợi ích được xác định thông qua sự đóng góp của các thành viên như: kế hoạch mang lại lợi ích cho người lao động; kế hoạch, quỹ hưu trí và kế hoạch hưu trí.

Loại trừ:

+ Quản lý quỹ hưu trí được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc);

+ Kế hoạch bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc

6530
6 Đánh giá rủi ro và thiệt hại

Nhóm Đánh giá rủi ro và thiệt hại gồm: Việc cung cấp các dịch vụ quản lý bảo hiểm, như việc định giá và thanh toán bồi thường bảo hiểm như:

– Định giá bồi thường bảo hiểm: điều chỉnh bồi thường; định giá rủi ro; đánh giá rủi ro và thiệt hại; điều chỉnh mức trung bình và mất mát;

– Thanh toán bồi thường bảo hiểm.

Loại trừ:

– Đánh giá bất động sản được phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản; đấu giá quyền sử dụng đất);

– Đánh giá cho những mục đích khác được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);

– Hoạt động điều tra được phân vào nhóm 80300 (Dịch vụ điều tra).

6621
7 Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm

Nhóm Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm gồm: Hoạt động của các đại lý và môi giới (trung gian bảo hiểm) bảo hiểm trong việc bán, thương lượng hoặc tư vấn về chính sách bảo hiểm.

6622
8 Hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội

– Nhóm Hoạt động hỗ trợ khác cho bảo hiểm và bảo hiểm xã hội gồm: Các hoạt động có liên quan hoặc liên quan chặt chẽ đến bảo hiểm và trợ cấp hưu trí (ngoại trừ trung gian tài chính, điều chỉnh bồi thường và hoạt động của các đại lý bảo hiểm): quản lý cứu hộ; dịch vụ thống kê bảo hiểm.

– Loại trừ: Hoạt động cứu hộ trên biển được phân vào nhóm 5222 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy nội địa).

6629
  1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 45/2007/NĐ-CP, Nghị định 123/2011/NĐ-CP và các thông tư đi kèm thì để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, các cá nhân hoặc tổ chức cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

  • Góp vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng với mức vốn pháp định theo quy định của chính phủ
  • Có đầy đủ hồ sơ xin cấp phép thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn phải có đủ năng lực tài chính hoặc có bằng chứng chứng minh nguồn tài chính khi góp vốn vào doanh nghiệp bảo hiểm
  • Loại hình doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp Luật
  • Người đại diện của doanh nghiệp hoặc chi nhánh nước ngoài phải là người có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm
  • Không thuộc các đối tượng bị cấm tham gia thành lập công ty, doanh nghiệp (theo quy định của khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014)

>>> Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty tài chính

  1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?

Trước khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, việc đầu tiên mà các cá nhân hoặc tổ chức cần làm là chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ theo quy định để được xét duyệt và cấp phép đăng ký kinh doanh.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu
  • Điều lệ của công ty
  • Danh sách các thành viên, hoặc cổ đông sáng lập công ty
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ như thẻ căn cước công dân, chứng minh thư, hộ chiếu của người đại diện thành lập công ty
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện phần góp vốn (nếu là tổ chức góp vốn)

>>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020

  1. Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Để doanh nghiệp bảo hiểm sớm được cấp phép hoạt động, các cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục với các bước như sau:

thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

– Bước 1: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, cá nhân hoặc tập thể tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp bảo hiểm (Căn cứ khoản 1 điều 33 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP)

– Bước 2: Công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ phải thông báo công khai trên cổng thông tin Quốc gia. Hiện tại, việc công bố thông tin sẽ được phòng đăng ký kinh doanh thực hiện ngay khi doanh nghiệp tiến hành nộp bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh.

– Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành khắc dấu con dấu công ty. Từ năm 2021, doanh nghiệp sẽ được chủ động quyết định về số lượng, nội dung và hình thức con dấu. Không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu tại Sở KH-ĐT

– Bước 4: Xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu của Bộ Tài Chính. Sau đúng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài Chính sẽ tiến hành cấp phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ sẽ có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH MTV

  1. Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm về cơ bản là một ngành nghề có điều kiện. Do đó, để thuận lợi hơn trong quá trình làm thủ tục cấp phép, cá nhân hoặc tập thể cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

điều kiện thành lập công ty bảo hiểm

5.1. Lưu ý trước khi thành lập

– Chuẩn bị vốn pháp định và kê khai vốn điều lệ (chú ý khi kê khai vốn điều lệ cần tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hoặc cao hơn mức vốn này.

– Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động của công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…

– Đặt tên cho doanh nghiệp bảo hiểm, cần đảm bảo rõ ràng, không trùng lặp với công ty khác, chuẩn theo cấu trúc: loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Tên công ty phải phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tên công ty bảo hiểm không được sử dụng tên của các lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước để đặt tên công ty (Căn cứ điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14)

>>> Xem thêm: Cách đặt tên công ty đúng luật

– Chọn người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm cần đảm bảo là người có đủ năng lực, kinh nghiệm để xử lý những vấn đề phát sinh sau khi công ty đi vào hoạt động chính thức. Đảm bảo ít nhất luôn có một người đại diện theo pháp luật.

– Chọn mã ngành phù hợp với hoạt động của công ty bảo hiểm

– Chuẩn bị địa chỉ của công ty bảo hiểm, tuân thủ theo đúng pháp luật. Công ty phải có địa chỉ rõ ràng, không sử dụng địa chỉ giả. Đặc biệt, tên địa chỉ phải bao gồm 4 cấp: Địa chỉ nhà, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Không được đặt địa chỉ công ty ở khu vực cấm hay nhà chung cư, khu tập thể (Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13)

5.2. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Treo bảng hiệu tại trụ sở của doanh nghiệp bảo hiểm

– Tiến hành mua chữ ký số để thuận tiện cho việc nộp và đóng thuế trực tuyến

– Khắc con dấu công ty

– Thực hiện phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

– Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn theo quy định

– Thực hiện kê khai và đóng các loại thuế (nếu có phát sinh)

– Thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch cho doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Chi tiết các công việc cần làm sau khi thành lập công ty

  1. Mở công ty VN Song Kim – Cung cấp Dịch vụ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Khi chọn dịch vụ thành lập công ty do Song Kim cung cấp – Tất cả các khách hàng có thể yên tâm làm dịch vụ vì Song Kim đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, có thể xử lý nhanh mọi tình huống phát sinh và luôn tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, Song Kim cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và cam kết:

– Ký hợp đồng dịch vụ mở công ty với khách hàng minh bạch

– Chi phí thành lập doanh nghiệp bảo hiểm trọn gói không phát sinh

– Hỗ trợ khách hàng 24/7 trước, trong và sau khi thành lập công ty

– Hoàn thành đúng thời hạn với các gói dịch vụ mở công ty khách hàng đã chọn

– Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu ngay khi nhận được từ Sở kế hoạch và đầu tư, đảm bảo nhanh chóng, chính xác

– Bảo mật thông tin của khách hàng tuyệt đối

Dịch vụ mở công ty Song Kim luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và thành lập công ty đa lĩnh vực nói chung. Nếu bạn đang muốn mở công ty để kinh doanh nhưng không biết về các thủ tục hành chính thì có thể liên hệ ngay với Song Kim để được tư vấn hỗ trợ. Song Kim cung cấp dịch vụ mở công ty trọn gói uy tín, cam kết chi phí trọn gói không phí phát sinh, nhanh chóng kịp thời hạn.

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo