Quy trình và thủ tục thành lập công ty TNHH – [Cập nhật 2023]

Theo thống kê của hiệp hội doanh nghiệp SBA, tính đến hết năm 2022, cả nước ta có khoảng hơn 800.000 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động với loại hình trách nhiệm hữu hạn chiếm hơn 70%. Với đặc điểm đơn giản, dễ thành lập, dễ quản lý, phù hợp với mô hình kinh doanh của đại đa số các cá nhân, tổ chức, công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn cũng là điều rất dễ hiểu. Hôm nay, mocongty.vn sẽ cung cấp đến các bạn tất cả các vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty TNHH. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về loại hình doanh nghiệp.

Đầu tiên, hãy tìm cùng Mở Công Ty VN Song Kim tìm hiểu sơ lược về loại hình công ty TNHH là gì nhé!

Có bao nhiêu loại công ty TNHH?

Căn cứ khoản 7 điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ được chia thành 2 loại hình, đó là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đặc điểm công ty TNHH là gì?

Thành lập công ty 1 thành viên

Căn cứ chương III, Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, loại hình công ty TNHH sẽ có các đặc điểm chính và giống nhau sau đây:

  • Có đầy đủ tư cách pháp nhân
  • Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký
  • Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức
  • Được hoạt động tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm
  • Được phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng không được phát hành cổ phiếu

Sự khác nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên

Sau đây là 3 điểm khác nhau cơ bản giữa công ty TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên, mời các bạn tham khảo.

CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN
Do 1 cá nhân/tổ chức làm chủ sở hữu Có từ 2 – 50 thành viên
Lương của giám đốc, đồng thời là chủ sở hữu sẽ không được tính là chi phí hợp lý của công ty Lương của giám đốc, đồng thời là thành viên góp vốn sẽ được tính là chi phí hợp lý của công ty
Không phải đóng thuế TNCN từ hoạt động góp vốn khi chia lợi nhuận Phải đóng thuế TNCN từ hoạt động góp vốn khi được chia lợi nhuận

>>> Có thể bạn quan tâm: Chi tiết về đặc điểm công ty TNHH

Quy trình thành lập công ty TNHH

Thành lập công ty TNHH

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, thành lập công ty TNHH cũng trải qua các quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty TNHH

Việc chuẩn bị thông tin đầy đủ và chính xác sẽ giúp quá trình thành lập công ty được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Các thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty TNHH sẽ bao gồm:

Loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào nhu cầu và số lượng thành viên góp vốn, doanh nghiệp tiến hành xác định loại hình doanh nghiệp sẽ đăng ký:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: chỉ có duy nhất 1 cá nhân là chủ sở hữu
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 2 – 50 thành viên góp vốn thành lập công ty

>>> Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Tên công ty

Căn cứ điều 37 Luật doanh nghiêp số 59/2020/QH14, tên công ty phải được đặt theo cú pháp sau: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Bạn có thể đặt tên công ty TNHH như sau: Công ty TNHH + Tên riêng

Lưu ý: bạn có thể rút gọn tên doanh nghiệp bằng cách chỉ sử dụng cụm từ “CÔNG TY TNHH” thay cho cụ  từ “CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN”; hoặc “CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN”

Vốn điều lệ

Như đã trình bày bên trên, công ty TNHH sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký. Chính vì thế, hãy lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty bạn.

Địa chỉ trụ sở chính

Xác định và chuẩn bị địa chỉ trụ sở chính để đăng ký kinh doanh. Lưu ý: trụ sở chính công ty phải rõ ràng, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Và địa chỉ trụ sở chính công ty không được đặt tại chung cư dùng để ở

Ngành nghề kinh doanh

Căn cứ vào ngành nghề chính, hãy đăng ký các ngành nghề kinh doanh mà bạn có thể hoạt động trong tương lai. Để khi có cơ hội kinh doanh, bạn có thể cung cấp dịch vụ, hàng hóa được ngay.

Thông tin của chủ sở hữu/thành viên góp vốn

Căn cứ vào thông tin trên giấy tờ tùy thân, tập hợp đầy đủ các thông tin của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH MTV)/của các thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH 2 thành viên), cụ thể như sau: tên họ; ngày/tháng/năm sinh; số giấy tờ tùy thân; ngày cấp, nơi cấp giấy tờ tùy thân; địa chỉ thường trú và địa chỉ liên lạc.

Số điện thoại công ty

Chuẩn bị 1 số điện thoại để đăng ký vào đơn đăng ký kinh doanh. Từ năm 2021, số điện thoại là yếu tố bắt buộc phải có khi thành lập công ty TNHH.

Bước 2: Tra cứu thông tin

Thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin ở bước 1, hãy tiến hành tra cứu các thông tin đã chuẩn bị, cụ thể như sau:

  • Tra cứu tên công ty (tên công ty bị trùng sẽ không được sử dụng)
  • Tra cứu ngành nghề kinh doanh có cần đăng ký vốn pháp định hay không?

>>> Có thể bạn sẽ cần: Cách tra cứu tên công ty có bị trùng không?

Bước 3: Soạn và chuẩn bị hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin thành lập, bạn tiến hành soạn các hồ sơ và ký các hồ sơ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu bắt buộc)
  • Điều lệ công ty TNHH (mẫu tự soạn)
  • Danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên (mẫu bắt buộc)
  • Giấy tờ tùy thân cảu chủ sở hữu/thành viên góp vốn: bản sao y, công chứng không quá 6 tháng.

Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã được liệt kê tại bước 3, bạn tiến hành nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Lưu ý: hiện tại, sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo cách 2. Không nhận hồ sơ trực tiếp bằng file giấy.

Nếu bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn của bạn hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ  sau 3 ngày làm việc (kể từ ngày nộp hồ sơ). Bạn sẽ căn cứ vào thông báo bổ sung và tiến hành chỉnh sửa hồ sơ theo hướng dẫn. Và nộp lại hồ sơ.

Bước 5: Khắc dấu

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp, bạn tiến hành đặt con dấu tròn. Nội dung con dấu cần đảm bảo 3 thông tin sau: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Thủ tục khắc dấu công ty năm 2023

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục pháp lý sau thành lập công ty TNHH

Hoàn tất thủ tục pháp lý sau thành lập là việc cần thực hiện ngay sau khi thành lập công ty TNHH, bao gồm các công việc sau:

  • Nộp hồ sơ thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý
  • Đăng ký mở tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số
  • Mua và phát hành hóa đơn có mã của cơ quan thuế (bắt buộc áp dụng từ tháng 07/2022)
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo định kỳ.

>>> Quan trọng: Các công việc cần làm sau khi thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty TNHH

đăng ký công ty TNHH

Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có số lượng, nội dung mẫu biểu khác nhau. Chính vì thế, hồ sơ thành lập công ty TNHH sẽ chia ra làm 2 loại công ty TNHH MTV và công ty TNHH 2TV. Các mẫu biểu, thành phần hồ sơ đã được quy định cụ thể tại nghị định số 01/2021/NĐ-CP và thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT. Cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp – CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN (Phụ lục I-2 – mẫu bắt buộc)
  • Điều lệ công ty TNHH Một Thành Viên (Mẫu tự soạn)

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp – CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN (Phụ lục I-3 – Mẫu bắt buộc)
  • Danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên (Phụ lục I-6 – Mẫu bắt buộc)
  • Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên (mẫu tự soạn)

Lưu ý: Nếu chủ doanh nghiệp không phải là người trực tiếp nộp hồ sơ, bạn cần chuẩn bị 1 giấy ủy quyền (đại diện pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho người nộp hồ sơ)

>>> Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói

Dịch vụ thành lập công ty TNHH trọn gói giá rẻ do Song Kim cung cấp

Dịch vụ thành lập công ty TNHH

Với hơn 10 kinh nghiệm cung cấp dịch vụ, chúng tôi cung cấp đến bạn một giải pháp toàn diện và tiết kiệm khi bạn có nhu cầu thành lập công ty TNHH, cụ thể như sau:

Nội dung dịch vụ thành lập công ty TNHH do Song Kim cung cấp

  • Tư vấn và soạn tất cả hồ sơ thành lập công ty TNHH
  • Trình ký hồ sơ tận nơi
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành Phố
  • Theo dõi hồ sơ và điều chỉnh hồ sơ theo thông báo của Sở KH-ĐT (nếu có)
  • Thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Khắc con dấu tròn doanh nghiệp
  • Bàn giao GPKD và con dấu tận nơi theo chỉ định của khách hàng
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý sau thành lập

Giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị

Bạn chỉ cần chuẩn bị: 1 thành viên/1 giấy tờ tùy thân: bản sao y công chứng (không quá 6 tháng). Mọi việc còn lại, Song Kim sẽ làm tất cả thay bạn.

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty TNHH theo luật doanh nghiệp mới nhất, được áp dụng từ năm 2021. Nếu bạn vẫn chưa đủ tự tin để tự mình thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng!

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo