Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2023

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp chính thức được xác lập. Doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục pháp lý với các cơ quan nhà nước để có thể thực hiện đúng, đủ. Qua đó, doanh nghiệp có thể tránh được việc bị phạt do vi phạm hành chính. Hôm nay, Song Kim sẽ gởi đến các bạn danh sách những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng Mở Công Ty VN Song Kim tham khảo qua nội dung sau

Sau khi thành lập công ty cần làm gì?

những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu tròn thì nên làm ngay những thủ tục sau đây:

1. Kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý

Hiện tại, với chế độ liên thông 1 cửa trong việc cấp phép kinh doanh, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố là đơn vị cấp phép. Và cơ quan thuế là đơn vị hậu kiểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thể, việc kê khai thuế ban đầu là một thủ tục không thể thiếu trong các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Bộ hồ sơ kê khai thuế ban đầu sẽ bao gồm:

  • Giấy đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
  • Công văn đăng ký hình thức kế toán áp dụng
  • Cam kết áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC (nếu có nhu cầu)
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán

Lưu ý: mỗi chi cục thuế khác nhau sẽ có quy định về số lượng, chủng loại hồ sơ khác nhau. Bạn nên liên hệ chi cục thuế để được hướng dẫn chi tiết.

>>> Có thể bạn quan tâm: Vốn điều lệ là gì?

2. Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính

Căn cứ khoản 4, điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, có quy định:

“4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.”

Vì thế, việc treo biển hiệu tại địa chỉ trụ sở chính là 1 trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần thực hiện. Biển hiệu doanh nghiệp cần có 3 nội dung bắt buộc sau đây: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính.

3. Mua chữ ký số và tạo tài khoản Thuế điện tử

Các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Từ ngày 01/07/2013, việc kê khai thuế điện tử đã chính thức được áp dụng trên toàn quốc. Hiện tại, cơ quan thuế không chấp thuận việc nộp tờ khai giấy. Mặt khác, loại hóa đơn đang được sử dụng cũng là hóa đơn điện tử. Chính vì thế, mua chữ ký số và tạo tài khoản doanh nghiệp tại website: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ là thủ tục bắt buộc phải làm sau khi thành lập công ty

4. Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử

Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, việc thanh toán các hóa đơn từ 20 triệu bắt buộc phải chuyển khoản từ tài khoản công ty bên mua sang tài khoản công ty bên bán. Chính vì thế, việc mở tài khoản ngân hàng là 1 trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn nên thực hiện. Những hồ sơ cần có khi mở tài khoản ngân hàng, bao gồm:

  • Bản sao y giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao y giấy tờ tùy thân của đại diện pháp luật.
  • Giấy chứng nhận mẫu dấu do công ty khắc dấu cấp.

Lưu ý khi đi mở tài khoản ngân hàng:

  • Mang theo con dấu tròn
  • Nếu công ty chưa có kế toán, hãy đề nghị ngân hàng cho khuyết vị trí kế toán
  • Đăng ký nộp tiền thuế điện tử để sau này thuận tiện hơn trong việc nộp thuế.

>>> Bài viết chi tiết: Quy định về hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản

5. Mua hóa đơn điện tử và làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

Việc chuẩn bị sẵn hóa đơn điện tử sẽ giúp bạn có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng ngay sau khi phát sinh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì thế, việc mua và phát hành hóa đơn điện tử là 1 trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

6. Nộp tờ khai thuế theo định kỳ đúng hạn

Việc nộp tờ khai thuế đúng hạn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu rõ các loại tờ khai thuế, thời hạn nộp tờ khai thuế để có thể tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế, tránh bị phạt đáng tiếc.

Trong các loại tờ khai, tờ khai thuế GTGT là loại tờ khai bắt buộc phải nộp hàng quý. Cho dù công ty bạn KHÔNG PHÁT SINH hóa đơn trong kỳ VẪN PHẢI NỘP TỜ KHAI. Việc nghĩ chưa phát sinh hóa đơn nên không cần nộp tờ khai là suy nghĩ phổ biến của các chủ doanh nghiệp mới lần đầu mở công ty. Các bạn lưu ý vấn đề quan trọng này nhé!

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Chi tiết về thời hạn nộp tờ khai thuế dành cho doanh nghiệp

Một số quy định mới liên quan đến công ty mới thành lập

thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Hàng năm, các quy định về thuế sẽ có 1 số điểm thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của kinh tế xã hội. Sau đây, dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim sẽ gởi đến các bạn một số thay đổi về chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp mới thành lập. Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo nội dung sau.

Về lệ phí môn bài

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có quy định:

“1. Lệ phí môn bài

a) Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.”

Tạm kết: Theo quy định trên, doanh nghiệp mới thành lập không cần nộp tờ khai lệ phí môn bài ngay. Mà tờ khai lệ phí môn bài sẽ nộp trễ nhất là ngày 30/01 của năm sau năm thành lập

Căn cứ điểm a khoản 9 điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có quy định:

“9. Lệ phí môn bài:

1.Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.”

Kết luận: Khi doanh nghiệp mới thành lập sẽ không cần nộp tờ khai và lệ phí môn bài. Qua đến năm tài chính tiếp theo, doanh nghiệp phải nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 301/01

>>> Có thể bạn quan tâm: Những quy định mới nhất về lệ phí môn bài 2023

Về thủ tục thông báo mẫu dấu

Theo quy định tại khoản 2 điều 43 Luật Doanh Nghiệp 2020, có quy định:

“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.”

Quy định mới này đã trực tiếp hướng dẫn và sửa đổi khoản 2 điều 44 Luật Doanh Nghiệp 2014,

“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

Kết luận: Từ năm 2021, kể từ thời điểm Luật Doanh Nghiệp 2020 có hiệu lực, việc thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh đã bị bãi bỏ. Hiện tại, doanh nghiệp sẽ chủ động về hình thức, số lượng con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu với sở kế hoạch đầu tư như trước.

Về thông báo tài khoản ngân hàng

Căn cứ vào tờ khai đăng ký thuế (mẫu 01-ĐK-TCT ) về việc đăng ký thuế của tổ chức (ban hàng kèm theo thông tư 105/2020/TT-BTC) hoàn toàn không có mục thông báo tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, tờ khai bổ sung, điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (mẫu 08-MST) cũng không hề đề cập đến việc thay đổi số tài khoản ngân hàng. Chính vì vậy, từ năm 2020, doanh nghiệp mới thành lập không cần thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan chức năng.

Câu hỏi về các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

sau khi thành lập công ty cần làm gì

Sau đây là một số câu hỏi về các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp thường gặp. Mời các bạn tham khảo

Hỏi: Có cần treo biển hiệu trước địa chỉ trụ sở chính hay không?

Đáp: CÓ. Đây là việc bắt buộc doanh nghiệp phải làm. Biển hiệu doanh nghiệp phải có 3 thông tin sau: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và địa chỉ (Căn cứ khoản 4 điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2020)

Hỏi: Có cần làm thủ tục thông báo mẫu dấu hay không?

Đáp: KHÔNG. Từ năm 2021, doanh nghiệp chủ động về số lượng, hình thức con dấu (Căn cứ khoản 2 điều 43 Luật Doanh Nghiệp 2020)

Hỏi: Doanh nghiệp có cần thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế hay không?

Đáp: KHÔNG. Theo các mẫu biểu được quy định tại thông tư 105/2020/TT-BTC, hoàn toàn không có mục đăng ký số tài khoản ngân hàng. Nên doanh nghiệp không cần thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế.

Hỏi: Doanh nghiệp mới thành lập nộp thuế môn bài khi nào?

Đáp: KHÔNG. Doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập, từ ngày 01/01 – 31/12 (Căn cứ điểm a khoản 9 điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

Hỏi: Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài có cần nộp tờ khai lệ phí môn bài không?

Đáp: KHÔNG. Tương tự như lệ phí môn bài, doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài vào năm tài chính tiếp sau năm thành lập. Chậm nhất là ngày 30/01. (Căn cứ điểm a khoản 1 điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

Trên đây là những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần thực hiện. Khi mở công ty, hãy dành thời gian để tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan để tránh bị phạt đáng tiếc nhé các bạn!

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo