Quy trình và thủ tục thành lập công ty mới nhất [2023]

Thủ tục thành lập công ty là bước đầu tiên bạn cần thực hiện để thực hiện giấc mơ kinh doanh của riêng mình. Với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện tại, bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn rất nhiều về mẫu biểu, danh sách các loại giấy tờ cần chuẩn bị. Hôm nay, Song Kim sẽ gởi đến các bạn quy trình thành lập doanh nghiệp chuẩn nhất theo luật doanh nghiệp 2020. Hy vọng với nội dung bài viết này của Mở Công Ty VN Song Kim, sẽ giúp ích được bạn khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thành lập công ty

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị 1 loạt các thông tin, hồ sơ, tài liệu đúng theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020. Việc thành lập công ty được thực hiện tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Khi nào cần thành lập công ty?

Việc thành lập công ty là việc rất quan trọng. Vì sau khi công ty được thành lập, trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm trước pháp luật) của chủ doanh nghiệp đã chính thức được xác lập. Cho nên, nếu bạn định thành lập công ty, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Bạn nên thành lập doanh nghiệp khi:

  • Công việc kinh doanh của bạn đòi hỏi phải xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng
  • Bạn cần tư cách pháp nhân để ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hay đấu thầu
  • Hay đơn giản, bạn cần hợp pháp hóa, mở rộng công việc kinh doanh hiện tại của bạn

Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin gì?

Để việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị các thông tin ban đầu (thông tin đăng ký doanh nghiệp) cơ bản như sau:

  • Tên doanh nghiệp: Liệt kê từ 1 đến 3 tên công ty ưng ý nhất và tiến hành kiểm tra tên công ty có bị trùng hay không? Vì nếu tên doanh nghiệp bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đặt trước đó, thì hồ sơ mở công ty của bạn sẽ không hợp lệ. (Tham khảo thêm điều 37, 38 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 về việc đặt tên doanh nghiệp)
  • Địa chỉ doanh nghiệp: bạn cần chuẩn bị 1 địa chỉ để đăng ký làm trụ sở chính công ty. Địa chỉ này có thể là địa chỉ bạn thuê, mượn hoặc do bạn sở hữu đều được chấp thuận. Nhưng địa chỉ trụ sở chính của công ty không được đặt tại chung cư dùng để ở (Tham khảo thêm khoản 11, điều 6 Luật nhà ở số 65/2014/QH13)
  • Vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn của thành viên công ty: đối với các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, tài sản doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Vì thế, trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, hãy xác định chính xác vốn điều lệ và phần góp vốn của các thành viên trước khi soạn hồ sơ.
  • Ngành nghề kinh doanh: doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, có một số ngành nghề kinh doanh sẽ có điều kiện về vốn pháp định. Vì thế, hãy xác định các ngành nghề doanh nghiệp sẽ kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định hay không? Nếu không, sử dụng mã ngành cấp 4 (có 4 số) theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg khi soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nếu bạn có thắc mắc trong quá trình chuẩn bị thông tin trước khi soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp, liên hệ ngay với Song Kim để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Thành viên công ty thống nhất các thông tin thành lập doanh nghiệp. Bao gồm: Vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn. Loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và ký hồ sơ thành lập công ty. Mẫu hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 4: Khắc con dấu tròn căn cứ vào thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vừa được cấp

Bước 5: Làm bảng hiệu và treo biển hiệu tại địa chỉ công ty.

Bước 6:  Nộp hồ sơ thuế ban đầu tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Căn cứ phiếu chuyển về cơ quan thuế quản lý (được cấp kèm theo GPKD))

Bước 7: Mua chữ ký số và khởi tạo tài khoản doanh nghiệp tại web https://thuedientu.gdt.gov.vn (Tổng cục thuế)

Bước 8: Mua và nộp quyết định sử dụng hóa đơn điện tử

Sau khi hoàn tất 8 bước trên, doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động

Tóm tắt quy trình thành lập công ty

Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất khi thực hiện thủ tục mở công ty, dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim gởi đến các bạn infographic quy trình thành lập công ty, mời các bạn tham khảo

quy trình thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công ty bao những gì?

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, bộ hồ sơ thành lập công ty sẽ khác nhau về mẫu biểu. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Đơn đăng ký kinh doanh (Theo mẫu)
  • Danh sách thành viên góp vốn (áp dụng cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên – Theo mẫu)/Danh sách cổ đông sáng lập (áp dụng cho công ty cổ phần – Theo mẫu)
  • Điều lệ công ty (Mẫu tự soạn)
  • Giấy tờ tùy thân của các thành viên công ty. Là 1 trong các loại sau: Thẻ căn cước công dân; Hoặc hộ chiếu; Hoặc chứng minh nhân dân (Bản sao y, công chứng không quá 6 tháng)
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp không phải là người đại diện theo pháp luật (Mẫu tự soạn)

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH MTV

Mẫu biểu đăng ký thành lập công ty

Trong danh sách các tài liệu cần chuẩn bị bên trên, đơn đăng ký kinh doanh, danh sách thành viên/cổ đông sáng lập là loại hồ sơ được soạn theo mẫu. Bạn có thể tham khảo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT để tải bộ biểu mẫu chuẩn. Cụ thể, danh sách các loại mẫu biểu được sử dụng khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, bao gồm:

STT Danh mục Ký hiệu
I Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Danh sách kèm theo
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân Phụ lục I-1
2 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên Phụ lục I-2
3 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên Phụ lục I-3
4 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần Phụ lục I-4
5 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh Phụ lục I-5
6 Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên Phụ lục I-6
7 Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần Phụ lục I-7
8 Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài Phụ lục I-8
9 Danh sách thành viên công ty hợp danh Phụ lục I-9
10 Danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền Phụ lục I-10

Cách nộp hồ sơ thành lập công ty

Hiện tại, có 2 cách nộp bộ hồ sơ thành lập công ty, đó là:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
  • Cách 2: Nộp bộ hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: từ năm 2023, tại 2 địa phương là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Sở KH-ĐT không nhận hồ sơ trực tiếp. Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ online qua Cổng Thông Tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp (Cách 2)

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, sở KH-ĐT sẽ gởi thông báo bổ sung đế bạn hoàn thiện và nộp lại hồ sơ.

Trên đây là thủ tục thành lập công ty mới nhất theo luật doanh nghiệp 2020, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình đăng ký kinh doanh. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục, bạn có khó khăn và cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Song Kim để được hỗ trợ – HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ nhé các bạn.

Dịch vụ thành lập công ty

Và đừng quên, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói với phí dịch vụ chỉ 990.000 đồng. Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện thủ tục thành lập công ty, liên hệ ngay với chúng tôi để được phục vụ.

Một số câu hỏi về thủ tục thành lập công ty thường gặp

Câu hỏi thủ tục thành lập công ty
Hỏi: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?
Đáp: Khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bạn cần tra và áp mã ngành cấp 4 theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg
Hỏi: Hồ sơ thành lập công ty được nộp tại đâu?
Đáp: Hồ sơ thành lập công ty được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Hỏi: Có bao nhiêu cách nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty?
Đáp: Hiện tại có 2 cách nộp hồ sơ là nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sơ; Hoặc nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu bạn thành lập công ty ở Tp.HCM hoặc Hà Nội, bạn phải nộp hồ sơ online qua cổng thông tin mới được chấp thuận.
Hỏi: Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bao lâu?
Đáp: Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 03 ngày làm việc kể từ ngày sở KH-ĐT nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp
Hỏi: Các thủ tục cần làm sau khi có GPKD là gì?
Đáp: Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các thủ tục sau: treo biển hiệu, nộp hồ sơ thuế ban đầu, đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số (token), mua và nộp quyết định sử dụng hóa đơn điện tử
Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo