Công ty cổ phần là gì? Các đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh phổ biến trên thế giới nói chung và trong thị trường Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp chuẩn bị khởi nghiệp có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần với nhiều ưu điểm. Để tìm hiểu công ty cổ phần là gì, cần chuẩn bị những thủ tục nào để đăng ký thành lập công ty, so sánh công ty cổ phần và công ty TNHH, hãy cùng Mở Công Ty VN Song Kim theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì

Khái niệm công ty cổ phần được quy định theo khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 3 cổ đông , có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Cổ đông sẽ đóng góp cổ phần để thành lập công ty. 

Trong đó, cổ phần là những phần bằng nhau được chia nhỏ từ vốn điều lệ. Đây được coi là căn cứ pháp lý để chứng minh tư cách pháp lý của các cổ đông đối với công ty. Giá trị của cổ phần sẽ do công ty quyết định.

Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm với nghĩa vụ tài sản cũng như các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà cổ đông đó đã góp, hay nói cách khác là trong phạm vi số cổ phần mà mình đang nắm giữ. Cổ đông sẽ nhận được cổ tức – lợi nhuận khi sở hữu cổ phần của công ty. 

Kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Công ty TNHH là gì? Đặc điểm công ty TNHH

Đặc điểm công ty cổ phần

Đặc điểm của công ty cổ phần

Đặc điểm chung công ty cổ phần

  • Có tư cách pháp nhân, Công ty sẽ có quyền được sở hữu tài sản riêng. Cổ đông của công ty chỉ sở hữu cổ phần, không có quyền sở hữu tài sản công ty. 
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ và tài sản của công ty theo cổ phần mình sở hữu. 

Về cổ đông công ty cổ phần

Công ty cổ phần là 1 loại hình doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân với tối thiểu 3 cổ đông và tối đa không giới hạn. Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm với nghĩa vụ tài chính của công ty theo số vốn mà mình đã góp và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác. 

Có 2 loại cổ đông là cổ đông sáng lập và cổ đông góp vốn. Trong đó, cổ đông sáng lập sẽ sở hữu tối thiểu 1 cổ phần phổ thông và có tên trong danh sách cổ đông sáng lập. Cổ đông góp vốn là những cổ đông góp vốn vào công ty.

Về cổ phần công ty

Có 2 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Riêng cổ phần ưu đãi có 4 loại, cổ phần ưu đãi biểu quyết ( chỉ tổ chức chính phủ hoặc cổ đông sáng lập mới được nắm giữ), cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức, và cổ phần ưu đãi khác ( do điều lệ của công ty quy định). 

Cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần sáng lập của mình cho cổ đông sáng lập khác trong vòng 3 năm đầu tiên sau khi thành lập. Trong trường hợp chuyển nhượng cho người khác, không phải cổ đông sáng lập từ đầu của công ty thì phải được sự đồng ý của Đại hội cổ đông. 

Những cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ không được chuyển nhượng cổ phần.

Về mô hình tổ chức công ty cổ phần

Công ty cổ phần được tổ chức gồm có Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Với những công ty có trên 11 cổ đông thì cần có Ban kiểm soát riêng. 

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có từ 3 đến 11 thành viên, có toàn quyền nhân danh công ty, thông qua biểu quyết trong cuộc họp để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Thành viên của hội đồng quản trị sẽ được bầu trong Đại hội cổ đông và 1 thành viên trong hội đồng quản trị sẽ là được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị. 

Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông của công ty cùng tham gia biểu quyết để quyết định những thay đổi hoặc định hướng phát triển công ty. 

Về vốn công ty cổ phần

Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán ( cổ phiếu hoặc trái phiếu) hoặc vay vốn, tín dụng.. Khi mua cổ phiếu nghĩa là bạn đã góp vốn vào công ty và trở thành cổ đông của công ty. 

Ưu nhược điểm công ty cổ phần

Ưu nhược điểm công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty CP

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro thấp. 
  • Không giới hạn số lượng cổ đông, dễ dàng mở rộng kinh doanh và huy động vốn. 
  • Có thể huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay vốn tín dụng từ các cá nhân hoặc tổ chức khác. 
  • Tự do chuyển nhượng cổ phần và thủ tục chuyển nhượng đơn giản.. 
  • Cổ đông độc lập giữa sở hữu tài sản và quản lý công ty, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
  • Khi khách hàng nhìn vào loại hình công ty, thấy quy mô sẽ hoành tráng hơn (lớn hơn công ty TNHH)

Nhược điểm của công ty CP

  • Số lượng cổ đông lớn nên quản lý điều hành sẽ phức tạp hơn, có thể xuất hiện tranh chấp lợi ích. 
  • Có nhiều yêu cầu về báo cáo và kiểm soát tài chính kế toán theo quy định của pháp luật. 
  • Khi các cổ đông chuyển nhượng vốn, sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn (0.1% x  giá trị chuyển nhượng)

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp. (Phụ lục I-4 – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần (Phụ lục I-7 – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Điều lệ của công ty cổ phần (Mẫu tự soạn)
  • Giấy tờ tùy thân (bản sao y công chứng không quá 3 tháng) của tất cả các cổ đông công ty
  • Giấy ủy quyền (nếu người thực hiện thủ tục khong phải là đại diện pháp luật của công ty)

>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách các câu hỏi về thành lập công ty thường gặp

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

4 bước thành lập công ty cổ phần như sau:

  • Bước 1: Hoàn thiện, thống nhất thông tin thành lập và soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh
  • Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp và lệ phí đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc nộp hồ sơ online tới Cổng thông tin quốc gia.. 
  • Bước 3: Chờ 3 ngày làm việc để nhận thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu đã đầy đủ hồ sơ sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ bị thiếu thì sẽ được thông báo để sửa đổi bổ sung. 
  • Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp và con dấu tròn doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình thủ tục thành lập công ty 2023

Sự giống và khác nhau giữa công ty cổ phần và TNHH

So sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH theo các tiêu chí trong bảng sau:

Sự giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH

  • Có tư cách pháp nhân
  • Có thể có nhiều người cùng tham gia góp vốn vào doanh nghiệp
  • Các thành viên góp vốn sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn với nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi vốn đã góp.

Sự khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần

Công ty cổ phần Công ty TNHH
Tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn số lượng cổ đông. Số lượng thành viên có thể là 1 thành viên ( đối với công ty TNHH 1 thành viên) và từ 2 đến 50 thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau Vốn điều lệ tùy theo số vốn mà các thành viên góp
Được phát hành cổ phiếu và trái phiếu Được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phiếu
Tự do chuyển nhượng vốn Khi chuyển nhượng vốn phải có điều kiện và ưu tiên chuyển nhượng cho những thành viên góp vốn trong công ty

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần do Song Kim cung cấp

 

Dịch vụ mở công ty cổ phần

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty cổ phần cho hàng trăm doanh nghiệp tại Tp.HCM và Hà Nội. Chúng tôi có thể chắc chắn rằng, bạn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn, liên hệ ngay với Song Kim để được tư vấn, bạn nhé!

Một số câu hỏi về công ty cổ phần thường gặp

Câu hỏi về công ty cổ phần
Hỏi: Vốn điều lệ tối thiểu khi đăng ký thành lập công ty cổ phần?
Đáp: Không có quy định về vốn điều lệ tối đa hoặc tối thiểu. Bạn có thể đăng ký bao nhiêu cũng được, miễn là phù hợp với quy mô hoạt động của công ty bạn
Hỏi: Ai có thể là cổ đông công ty cổ phần
Đáp: Bất cứ người nào sử hữu ít nhất 1 cổ phần của công ty cổ phần sẽ là cổ đông của công ty. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức (Căn cứ khoản 3, điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020)
Hỏi:Có bao nhiêu loại cổ phần?
Đáp: Căn cứ điều 114 Luật doanh nghiệp 2020, có 2 loại cổ phần đó là: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Hỏi: Cổ phần ưu đãi có bao nhiêu loại? Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là gì?
Đáp: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Có 4 loại cổ phần ưu đãi đó là: CP ưu đãi cổ tức, CP ưu đãi hoàn lại, CP ưu đãi biểu quyết; và cổ phần ưu đãi khác được quy định tại điều lệ công ty
Hỏi: Mệnh giá cổ phần là bao nhiêu?
Đáp: Theo quy định của Luật Chứng Khoán 2019, mệnh giá tối thiểu của cổ phần là 10.000 Việt Nam Đồng.
Hỏi: Công ty cổ phần có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Đáp: Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty cổ phần có ít nhất 03 thành viên. Thành viên của công ty cổ phần được gọi là cổ đông

Tạm kết:

Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được công ty cổ phần là gì và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp để đăng ký khởi nghiệp. Khi cần tư vấn về hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, hãy liên hệ với Mocongty.vn qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo