Doanh nghiệp là gì? Có mấy loại hình doanh nghiệp?

Chỉ tính trong năm 2022 đã có gần 149 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới. Vậy doanh nghiệp là gì, có mấy loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có phải là công ty không luôn là những vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là các bạn có giấc mơ khởi nghiệp? Hôm nay, mời bạn cùng Mở Công Ty VN Song Kim tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Doanh nghiệp là gì

Doanh nghiệp là gì?

Định nghĩa doanh nghiệp theo khoản 10 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 là tổ chức thành lập với mục đích kinh doanh được đăng ký tuân thủ theo quy định của pháp luật và có tên riêng, có trụ sở giao dịch, có tài sản riêng. 

Doanh nghiệp có quyền:

  • Tự do kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa điểm và hình thức kinh doanh, thay đổi quy mô và ngành nghề theo hướng phát triển của doanh nghiệp. 
  • Được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước.
  • Tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng và ký các hợp đồng kinh doanh mua bán.
  • Tự tuyển dụng lao động và sử dụng lao động phục vụ hoạt động của công ty, tuân thủ các quy định về Luật lao động. 
  • Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu, cạnh tranh với các đối thủ.
  • Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi doanh nghiệp có nhu cầu.
  • Tham gia khiếu nại, tố tụng nếu xảy ra tranh chấp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ:

  • Đáp ứng các điều kiện thành lập và nguồn vốn đầu tư kinh doanh, đảm bảo duy trì trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động. 
  • Đăng ký kinh doanh, thông báo khi thay đổi thông tin doanh nghiệp, công khai thông tin và hoạt động doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Báo cáo trung thực, chính xác tất cả các thông tin kê khai trong hồ sơ doanh nghiệp. 
  • Nộp thuế đầy đủ, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023

Đặc điểm của doanh nghiệp

Đặc điểm của doanh nghiệp là:

  • Đăng ký thành lập tuân thủ quy trình và thủ tục pháp lý, hoạt động dựa theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ. 
  • Hoạt động có tổ chức, có người đại diện, có ban giám đốc điều hành, có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch.
  • Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tạo ra lợi nhuận hoặc hoạt động phi lợi nhuận ( doanh nghiệp xã hội hướng tới môi trường và cộng đồng…)
  • Mỗi doanh nghiệp sẽ có 1 mã số doanh nghiệp duy nhất, được ghi rõ trên Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, dùng để thực hiện các thủ tục hành chính và nộp thuế. Mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế. Mã số doanh nghiệp sẽ đi cùng doanh nghiệp đến khi giải thể, phá sản.
  • Doanh nghiệp sẽ tự quyết định số lượng, nội dung và hình thức của con dấu, sử dụng khi thực hiện các giao dịch trao đổi mua bán tuân thủ theo quy định của pháp luật. 

Phân loại tính đặc điểm, có doanh nghiệp nhà nước (do nhà nước nắm giữ 50% đến 100% vốn điều lệ) và doanh nghiệp tư nhân, hoặc doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. 

Có mấy loại hình doanh nghiệp?

Loại hình doanh nghiệp

Theo Điều 1, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 năm 2020, doanh nghiệp có 5 loại hình, đó là:

  • Công ty TNHH một thành viên.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên. 
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên

Một số đặc điểm chính của công ty TNHH MTV có thể kể đến là:

  • Chủ sở hữu của doanh nghiệp là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức duy nhất. 
  • Có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp. 
  • Thực hiện điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm hoàn toàn về tài sản và các khoản nợ doanh nghiệp.
  • Được phép phát hành trái phiếu như ng không được phát hành cổ phiếu, không được phát hành cổ phần.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chi tiết về điều kiện thành lập công ty TNHH MTV

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có những đặc điểm chính như sau:

  • Thành viên có từ 2 đến 50 tổ chức, cá nhân.
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không được phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu. 

Công ty cổ phần

Đặc điểm chính của công ty Cổ phần bao gồm:

  • Có từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn số lượng, là các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn, có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. 
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cổ đông sẽ cùng chịu trách nhiệm với tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp. 
  • Các cổ đông được phép tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, và phải tuân thủ các quy định của pháp luật và của công ty.
  • Có thể phát hành cổ phần thông qua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. 

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh có những đặc điểm chính sau đây:

  • Có ít nhất 2 chủ sở chung của công ty, tham gia kinh doanh và quản lý công ty theo một tên chung. 
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thành viên hợp danh là các cá nhân, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng chính tài sản của mình.
  • Công ty còn có thể có những thành viên góp vốn khác ngoài các thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn.
  • Không được phép phát hành chứng khoán, có thể tăng vốn điều lệ khi có thêm thành viên, tăng vốn góp của các thành viên hiện tại, huy động vốn vay hoặc tăng giá trị tài sản của công ty.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân sẽ có những đặc điểm chính như sau:

  • Chủ sở hữu là 1 cá nhân trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm tất cả các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng tài sản cá nhân. 
  • Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ không đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc là chủ hộ kinh doanh, không được phép mua cổ phần hoặc góp vốn trong công ty cổ phần. công ty hợp danh và cả công ty TNHH. 
  • Không có tư cách pháp nhân vì tài sản doanh nghiệp không tách biệt với tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.
  • Không có điều lệ công ty.

Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay?

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Theo thống kê năm 2022 của Bộ Kế hoạch đầu tư thì công ty TNHH một thành viên loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Trên 60% doanh nghiệp đăng ký thành lập theo loại hình này vì nó phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, việc thành lập và điều hành đơn giản hơn. 

Công ty là gì?

Công ty là sự liên kết của 2 hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức thông qua một sự kiện pháp lý. Qua đó, các cá nhân và tổ chức cùng nhau thỏa thuận về việc sử dụng khả năng cũng như tài sản để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ.  

Công ty và doanh nghiệp là 2 khái niệm khác nhau. Theo đó, công ty là 1 tập hợp con của doanh nghiệp.

Đặc điểm của công ty là:

  • Có tư cách pháp nhân,
  • Độc lập và tách biệt với tài sản của chủ sở hữu công ty. 
  • Hoạt động thống nhất và quản lý tập trung.  

Theo luật doanh nghiệp có mấy loại công ty?

Như vậy, theo Luật doanh nghiệp thì có 4 loại công ty là công ty TNHH ( 1 thành viên và từ 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần và công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh không phải là công ty vì không tách biệt tài sản chủ sở hữu và tài sản công ty. 

Một số câu hỏi liên quan đến loại hình doanh nghiệp thường gặp

Các câu hỏi về loại hình doanh nghiệp

Ngay sau đây, Song Kim xin gởi đến các bạn một số câu hỏi thường gặp liên quan đến nội dung loại hình doanh nghiệp đã chia sẻ bên trên.

Hỏi: Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật?
Đáp: Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Hỏi: Theo luật doanh nghiệp, 2 danh từ công ty và doanh nghiệp có phải là một hay không?
Đáp: Không. Công ty chỉ là tên gọi chung của 4 loại hình doanh nghiệ: công ty TNHH MTV, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty CP, công ty hợp danh. Không bao gồm loại hình doanh nghiệp tư nhân
Hỏi: Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không?
Đáp: Không. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì tài sản doanh nghiệp không tách biệt với tài sản của doanh nghiệp.
Hỏi: Loại hình doanh nghiệp nào được đăng ký nhiều nhất tại Việt Nam?
Đáp: Loại hình doanh nghiệp đang được đăng ký nhiều nhất hiện nay là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Hỏi: Vì sao loại hình công ty TNHH MTV lại được nhiều người lựa chọn?
Đáp: Do công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân/tổ chức làm chủ nên dễ quản lý, dễ thành lập. Mặt khác, do tâm lý ngại hùn hạp khi mở công ty nên công ty TNHH MTV được thành lập nhiều.

Tổng kết 

Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm doanh nghiệp là gì và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nếu đang có ý định thành lập công ty. Hãy liên hệ ngay với Song Kim theo số hotline 1900 xxx xxx – nhánh số 1 để được tư vấn trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nhanh nhất.

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo