Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty 2023

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty là việc quan trọng, cần làm ngay sau khi thực hiện xong việc thay đổi tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Bài viết sau đây, Mở Công Ty VN – Song Kim sẽ chia sẻ với các bạn, quý doanh nghiệp những thủ tục thuế cần làm sau khi có tên doanh nghiệp mới.

Cách đặt tên công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2020

Căn cứ điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2020, tên doanh nghiệp sẽ được đặt theo cách sau:

đổi tên doanh nghiệp giữ nguyên mã số thuế

“TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA DOANH NGHIỆP = LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP + TÊN RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP”

Và tên doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ quy định tại điều 38, 39 và điều 41 Luật doanh nghiệp 2020. Chính vì thế, trước khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tra cứu tên công ty dự kiến thay đổi có hợp lệ hay không?

Sau khi đã thực hiện xong việc thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, sẽ có những việc liên đến thuế mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây.

>>> Xem thêm: Cách đặt tên công ty chi tiết 2023

Đổi tên doanh nghiệp giữ nguyên mã số thuế

Việc thay đổi tên doanh nghiệp sẽ không làm thay đổi mã số doanh nghiệp, mã số thuế của doanh nghiệp. Vì căn cứ khoản 1, điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã có quy định:

“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”

Kết luận: Mã số thuế của doanh nghiệp là duy nhất, không thay đổi khi doanh nghiệp thay đổi tên công ty.

>>> Xem thêm: Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp bằng mã số thuế

Có cần thông báo việc thay đổi tên công ty tại cơ quan thuế không?

Doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty tại cơ quan thuế. Vì hiện tại, hệ thống thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký doanh nghiệp đã liên thông. Ngay khi phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận tên doanh nghiệp mới, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tên doanh nghiệp lên hệ thống liên thông này.

Trước đây, sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện nộp mẫu 08/MST cho cơ quan thuế.

Thay đổi con dấu tròn doanh nghiệp

Căn cứ điều 43 Luật Doanh Nghiệp 2020, kể từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ tự chủ về nội dung con dấu và không cần thông báo mẫu dấu đến cơ quan nhà nước. Với quy định này, tên doanh nghiệp không bắt buộc phải thể hiện trên con dấu tròn. Nhưng với thói quen kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều để tên doanh nghiệp trên con dấu tròn.

Chính vì thế, việc đặt và làm con dấu tròn với tên doanh nghiệp mới là việc cần làm ngay sau khi đổi tên công ty. Việc làm con dấu mới không đơn thuần là thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty mà việc này còn giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng, yên tâm với các đối tác, khách hàng.

>>> Xem thêm: Quy định mới về con dấu theo luật doanh nghiệp 2020

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty

thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty

Ngay sau đây, dịch vụ thay đổi tên công ty sẽ gởi đến các bạn những thủ tục thuế cần làm sau khi thay đổi tên doanh nghiệp. Bao gồm 4 công việc chính sau đây:

Làm lại biển tên công ty theo quy định

Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty đầu tiên bạn cần làm là đặt bảng hiệu doanh nghiệp với tên doanh nghiệp. Bảng hiệu cần đảm bảo có ít nhất 3 thông tin sau đây: tên doanh nghiệp, địa chỉ và mã số thuế doanh nghiệp.

Bạn hãy đo kích thước ở cổng, cột mặt tiền công ty để đặt bảng hiệu có kích thước phù hơp. Hiện tại, trên thị trường có 3 loại bảng hiệu với kích thước phổ biến như sau:

  • Bảng tên công ty loại nhỏ, kích thước 30cm x 20cm (dài x cao)
  • Bảng tên công ty loại vừa, kích thước 40cm x 60cm (dài x cao)
  • Bảng tên công ty loại lớn, kích thước 95cm x 60cm (dài x cao)

>>> Xem thêm: Các quy định về bảng hiệu công ty theo quy định mới nhất

Thay đổi tên công ty trên chữ ký số

Việc cần làm tiếp theo sau khi thay đổi tên công ty là cập nhật tên công ty trên chữ ký số. Hãy liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số của bạn để tiến hành cập nhật tên doanh nghiệp mới lên chữ ký số.

Một số giấy tờ cần chuẩn bị khi thay đổi thông tin tên doanh nghiệp mới là: bản chụp (scan) giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, bản chụp (scan) giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật.

Thay đổi tên công ty trên hóa đơn điện tử

Sau khi cập nhật tên doanh nghiệp mới trên chữ ký số (token), thì việc cập nhật tên doanh nghiệp mới trên hóa đơn điện tử là việc quan trọng tiếp theo doanh nghiệp cần thực hiện.

Nhà cung cấp hóa đơn điện tử sẽ tiến hành chỉnh mẫu hóa đơn theo tên địa chỉ mới. Đồng thời, dùng chữ ký số để gởi mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT để nộp cho cơ quan thuế. Sau 1 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ duyệt mẫu hóa đơn (có tên doanh nghiệp mới) thì doanh nghiệp mới được sử dụng.

Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty cuối cùng là việc cập nhật tên công ty trên tài khoản ngân hàng. Tuy đây không phải là 1 thủ tục thuế bắt buộc, nhưng việc cập nhật tên sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc giao dịch. Mặt khác, 1 sao kê tài khoản ngân hàng với tên doanh nghiệp chính xác sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian giải trình khi có thanh/kiểm tra thuế.

>>> Xem thêm: Cách hủy hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng

Kết luận:

Việc thay đổi tên công ty/doanh nghiệp sẽ kéo theo nhiều việc phải làm. Trong đó,  việc thực hiện thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty là rất quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện ngay để tránh bị phạt đáng tiếc.

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo