Địa điểm kinh doanh là gì? Lưu ý khi mở địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là gì? Để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp, chủ doanh nghiệp cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, từ vị trí địa lý đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trong bài viết này, mời bạn cùng Mở Công Ty VN Song Kim tìm hiểu về ưu nhược điểm của địa điểm kinh doanh, khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh và những điều cần chú ý khi doanh nghiệp quyết định đăng ký địa điểm kinh doanh. 

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là gì

Địa điểm kinh doanh theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 khoản 3 điều 44 là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh có thể là một cửa hàng, một nhà hàng, một văn phòng, một nhà máy, một trang trại, một khu công nghiệp hoặc bất kỳ nơi nào mà hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh đúng có thể ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp và thu hút được lượng khách hàng lớn hơn.

>>> Xem thêm: Chi nhánh là gì?

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Sau đây, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh Song Kim sẽ gởi đến các bạn những đặc điểm chính của địa điểm kinh doanh. Cụ thể như sau:

  • Địa điểm kinh doanh tên tiếng Anh là Business location hoặc Place of business. 
  • Có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại nhiều địa chỉ khác nhau và khác với trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. 
  • Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không đại diện theo ủy quyền để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. 
  • Theo quy định địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng. Mà chỉ có mã số địa điểm kinh doanh được cấp theo thứ tự. Mã số địa điểm kinh doanh bao gồm 5 ký tự viết bằng số, bắt đầu từ số 00001
  • Hạch toán thuế phụ thuộc vào doanh nghiệp chủ quản, kê khai thuế tập trung.
  • Địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh ngành nghề cụ thể nằm trong danh sách lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp đã đăng ký. 
  • Phải đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh với Cơ quan đăng ký có thẩm quyền, cụ thể là sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh trọn gói – Chỉ 900.000đ

Ưu nhược điểm của địa điểm kinh doanh

ưu nhược điểm của địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh sẽ có ưu điểm là:

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Khi đặt địa điểm kinh doanh ở vị trí thuận tiện và có lượng người qua lại đông đúc, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thu hút khách hàng mới và mở rộng thị trường. 
  • Tăng độ tin cậy của thương hiệu: Địa điểm kinh doanh tốt sẽ giúp tăng độ tin cậy của thương hiệu và sự uy tín của doanh nghiệp. 
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Khi đặt địa điểm kinh doanh ở vị trí phù hợp, doanh nghiệp có thể giảm chi phí vận chuyển và tăng hiệu quả kinh doanh. 
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Địa điểm kinh doanh có thể được thiết kế để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn và giúp khách hàng có cảm giác thoải mái và hài lòng hơn. 
  • Dễ dàng quản lý: Một địa điểm kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý các hoạt động kinh doanh của mình.
  • Thủ tục thành lập đơn giản: Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh không phức tạp, dễ dàng đăng ký, thời gian thực hiện nhanh chóng. 
  • Đơn giản về thủ tục thuế: do không có mã số thuế riêng nên khi địa điểm kinh doanh hoạt động không hiệu quả, có thể giải thể 1 cách dễ dàng (không phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế)

Bên cạnh đó, địa điểm kinh doanh có hạn chế là:

  • Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng, phải kê khai thuế phụ thuộc. 
  • Việc lựa chọn nơi đặt địa điểm kinh doanh sẽ quyết định nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ nếu địa điểm kinh doanh đạt tại vị trí tốt sẽ tốn nhiều chi phí. Nếu địa điểm kinh doanh đặt tại vị trí không thuận tiện, không tiềm năng sẽ có thu hút khách hàng. 

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Ưu nhược điểm của công ty TNHH

Khi nào nên thành lập địa điểm kinh doanh?

Doanh nghiệp nên quyết định thành lập địa điểm kinh doanh khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, tạo sự tin tưởng với khách hàng và đối tác, tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu. Việc tạo địa điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp có một nơi để giao dịch, trao đổi mua bán mà không cần thực hiện các thủ tục kê khai thuế.  

Thành lập địa điểm kinh doanh cần lưu ý những gì? 

địa điểm kinh doanh

Những điều cần lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh là:

  • Vị trí là yếu tố quan trọng nhất của một địa điểm kinh doanh. Vị trí phải thuận tiện để khách hàng có thể đến mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. 
  • Diện tích của địa điểm phải phù hợp với quy mô của doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh. 
  • Chi phí thuê hoặc mua địa điểm phải phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp và không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận. 
  • Địa điểm kinh doanh cần đủ nhân viên để quản lý và vận hành, tùy thuộc vào quy mô và mục đích của doanh nghiệp. 
  • Địa điểm kinh doanh cần được trang bị đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhân viên. 
  • Môi trường xung quanh địa điểm kinh doanh cũng có thể ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp, ví dụ như tình trạng an ninh, sự phát triển kinh tế, v.v. 
  • Địa điểm kinh doanh cần được đặt ở vị trí có thị trường tiềm năng phát triển để đảm bảo doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng và tăng doanh số.

>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh 

Có thể đăng ký địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:

  • Văn bản thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-7 – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu). Bản sao y công chứng không quá 6 tháng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
  • Giấy ủy quyền người nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đứng đầu doanh nghiệp.

Trình tự đăng ký địa điểm kinh doanh

Sau đây, dịch vụ thành lập công ty Song Kim sẽ gởi đến các bạn chi tiết các bước đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh. Cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư tại địa phương đặt địa điểm kinh doanh. Hoặc nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Bước 3: Chờ phê duyệt hồ sơ trong 3 ngày làm việc. Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Hồ sơ thiếu, sai sót sẽ được yêu cầu chỉnh sửa và bổ sung. 

Bước 4: Công bố thông tin thành lập địa điểm kinh doanh, treo biển tại trụ sở địa điểm kinh doanh và thực hiện đóng thuế môn bài 1 triệu đồng/năm.  

>>> Có thể bạn sẽ cần: Thủ tục thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020

Phân biệt chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện

So sánh địa điểm kinh doanh và chi nhánh

Tổng kết 

Bài viết tổng hợp về địa điểm kinh doanh là gì trên đây đã cung cấp nhiều thông tin về đặc điểm, hồ sơ thành lập và những lưu ý khi hoạt động địa điểm kinh doanh. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, tăng độ phủ sóng và thu hút sự quan tâm của đối tác, đồng thời cũng giúp tiết kiệm chi phí vận hành. 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định thành lập địa điểm kinh doanh để mở rộng thị trường, hãy liên hệ ngay mocongty.vn theo hotline 1900 63 65 76 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo