Chi nhánh là gì? So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Chi nhánh là một phần quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc mở rộng chi nhánh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng ở nhiều địa phương, tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường và tăng doanh số bán hàng.

Trong bài viết này, Mở Công Ty VN Song Kim sẽ chia sẻ cho các bạn biết về khái niệm chi nhánh là gì, thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, so sánh sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là gì

Luật doanh nghiệp 2020 trong khoản 1 điều 44 có định nghĩa chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc, hoạt động dưới sự quản lý của doanh nghiệp và thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp như sản xuất, bán hàng, quản lý, tài chính, nhân sự, kể cả chức năng ủy quyền đại diện. 

Chi nhánh được được thành lập để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tiếp cận với khách hàng và thị trường mới. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh phải trùng với ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chi nhánh phải tuân thủ các quy định pháp luật, các quy định của công ty mẹ và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật.

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Công ty liên doanh là gì?

Có bao nhiêu loại chi nhánh?

Có bao nhiêu loại chi nhánh

Có 2 loại chi nhánh là:

  • Chi nhánh phụ thuộc (hay còn gọi là chi nhánh doanh nghiệp) là một đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ, được thành lập để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mẹ hoặc để tiếp cận với khách hàng và thị trường mới. Chi nhánh phụ thuộc phải tuân thủ các quy định pháp luật và các quy định của công ty mẹ.
  • Chi nhánh độc lập: là một đơn vị pháp nhân độc lập, không phụ thuộc vào công ty mẹ, và có quyền pháp nhân độc lập để ký kết các thỏa thuận và giao dịch. Chi nhánh độc lập có thể tự quản lý và hoạt động mà không cần sự ủy nhiệm từ công ty mẹ, tuy nhiên công ty mẹ vẫn có thể giữ một số lượng cổ phần và có thể có quyền kiểm soát chi phối công tác quản lý chi nhánh độc lập.

>>> Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ thành lập chi nhánh trọn gói

Đặc điểm của chi nhánh

đặc điểm của chi nhánh

Sau đây, mời bạn cùng mocongty.vn tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của chi nhánh.

  • Phụ thuộc vào công ty mẹ: Chi nhánh được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty mẹ, có tài khoản và con dấu riêng nhưng không tách biệt tài sản. Tất cả hoạt động giao dịch trao đổi mua bán của chi nhánh đều sẽ phải trên danh nghĩa của công ty. 
  • Không có tư cách pháp nhân: Chi nhánh là một phần của công ty mẹ, vì vậy chi nhánh không có quyền pháp nhân độc lập để ký kết các thỏa thuận và giao dịch. 
  • Thực hiện các hoạt động kinh doanh được ủy quyền: Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh được ủy quyền bởi công ty mẹ, có thể là 1 phần hoặc toàn bộ chức năng gồm sản xuất, bán hàng, quản lý, tài chính, nhân sự, v.v. 
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật: Chi nhánh phải tuân thủ các quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật các hoạt động kinh doanh của nó 
  • Được quản lý độc lập: Mặc dù phải tuân thủ các quy định và quy trình của công ty mẹ, chi nhánh được quản lý và điều hành độc lập theo quy định của công ty mẹ. 
  • Có thể thành lập ở nhiều địa điểm: Chi nhánh có thể được thành lập ở nhiều địa điểm khác nhau trong nước và nước ngoài để tiếp cận với khách hàng, mở rộng thị trường.
  • Lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh phải đúng với lĩnh vực hoạt động mà công ty mẹ đã đăng ký. Chi nhánh có thể đăng ký hoạt động số lượng ngành nghề ít hơn số lượng ngành nghề kinh doanh công ty đang hoạt động. 

>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập gồm: 

  • Văn bản quyết định thông báo thành lập chi nhánh. (Phụ lục II-7 – Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty mẹ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ (nếu có)
  • Biên bản họp hội đồng quản trị công ty (đối với công ty cổ phần), biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên) ( trừ các công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân) về việc quyết định thành lập chi nhánh.
  • Giấy tờ tùy thân ( CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện đứng đầu chi nhánh.

Các bước đăng ký thành lập chi nhánh mới là:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt. Nộp lệ phí đăng ký.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những hồ sơ hợp lệ sau 3 ngày làm việc. Những hồ sơ không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo, yêu cầu sửa đổi bổ sung. 

Bước 4: Chi nhánh mới thành lập cần mở tài khoản ngân hàng

>>> Xem thêm: Công ty TNHH là gì? Đặc điểm công ty TNHH

Sự giống và khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh 

chi nhánh

Sự giống nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Đăng ký hoạt động được tất cả lĩnh vực ngành nghề mà công ty đăng ký.
  • Có giấy chứng nhận thành lập riêng.

Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh

Chi nhánh Địa điểm kinh doanh
Thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ ngành nghề kinh doanh của công ty Thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể
Được phép sử dụng con dấu riêng Không có con dấu riêng
Có thể ký hợp đồng kinh doanh và xuất hóa đơn thuế GTGT Không được phép đứng tên và ký kết hợp đồng kinh tế. Không được xuất hóa đơn. 
Có mã số thuế riêng ( mã 13 số) Không có mã số thuế riêng
Có thể lựa chọn hình thức hạch toán thuế độc lập hoàn toàn hoặc phụ thuộc vào công ty mẹ Kê khai thuế tập trung, phụ thuộc vào công ty
Phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài Chỉ phải nộp thuế môn bài
Khi thay đổi địa điểm chi nhánh phải làm thủ tục xác nhận thay đổi thuế Khi thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh không phải thực hiện các thủ tục xác nhận thuế

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói

Một số lưu ý về hạch toán thuế khi thành lập chi nhánh

  • Chi nhánh hạch toán thuế phụ thuộc thì không phải kê khai thuế riêng. Công ty mẹ sẽ kê khai luôn phần thuế phát sinh của chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
  • Chi nhánh độc lập sẽ kê khai trực tiếp các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài… tại cơ quan thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở.
  • Các chi nhánh phải nộp thuế môn bài 1 lần khi bắt đầu đăng ký hoạt động chi nhánh với mức phí là 1 triệu đồng/năm. 

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm chi nhánh là gì, đặc điểm của chi nhánh và thủ tục thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển các chi nhánh của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về chi nhánh và thủ tục đăng ký chi nhánh, hãy liên hệ ngay dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim theo số hotline 1900 63 65 76 để được tư vấn. 

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo