Công ty liên doanh là gì? Thủ tục thành lập công ty liên doanh

Công ty liên doanh là mô hình kinh doanh phổ biến trên thị trường. Việc thành lập công ty liên doanh cũng có những rủi ro và thách thức, tuy nhiên, nó cũng có thể cung cấp một cơ hội để mở rộng thị trường và hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm và nguồn lực mạnh mẽ hơn để phát triển kinh doanh. 

Trong bài viết này, Mở Công Ty VN Song Kim sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về công ty liên doanh là gì, ưu điểm khi thành lập công ty liên doanh và thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty

Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh
Công ty liên doanh là một loại hình kinh doanh được thành lập bởi hai hay nhiều đối tác với mục tiêu chung là hợp tác kinh doanh, phát triển dự án, sản phẩm

Công ty liên doanh là một loại hình kinh doanh được thành lập bởi hai hay nhiều đối tác với mục tiêu chung là hợp tác kinh doanh, phát triển dự án, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Trong công ty liên doanh, các đối tác sẽ đóng góp vốn và công sức vào hoạt động của công ty và chia sẻ lợi nhuận hoặc tổn thất tương ứng với tỷ lệ sở hữu của mỗi bên. 

Công ty liên doanh thường được thành lập khi các đối tác muốn chia sẻ rủi ro và trách nhiệm phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc khi họ muốn chia sẻ tài nguyên, kỹ năng, kinh nghiệm, hoặc khai thác thị trường mới một cách hiệu quả hơn. Loại hình này được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, bất động sản đến tài chính, dịch vụ.

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Đặc điểm của công ty liên doanh

Công ty liên doanh là gì

Ngay sau đây, dịch vụ thành lập công ty Song Kim sẽ gởi đến các bạn một số đặc điểm cơ bản của công ty liên doanh, cụ thể như sau:

  • Công ty liên doanh tên tiếng Anh là Joint venture company.
  • Được các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập cùng các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam. 
  • Có tư cách pháp nhân, tài sản của công ty và tài sản của các nhà đầu tư hoàn toàn tách biệt. 
  • Những cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn với những khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn mà mình đã góp.
  • Vốn pháp định của công ty liên doanh tối thiểu 30% vốn góp đầu tư thành lập. Riêng với những doanh nghiệp thành lập theo các dự án đầu tư khuyến khích kinh doanh thì quy định vốn pháp định chỉ yêu cầu tối đa 20% vốn góp đầu tư. 
  • Tỷ lệ vốn góp của các nhà đầu tư sẽ quyết định tỷ lệ lợi nhuận được hưởng, tỷ lệ rủi ro phải chịu và mức độ ảnh hưởng trong quản lý doanh nghiệp của các bên tham gia góp vốn.
  • Là tổ chức kinh tế hoạt động độc lập, tự lên kế hoạch, thực hiện và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của công ty một cách bình đẳng và hoàn toàn độc lập.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói

Ưu điểm và hạn chế của công ty liên doanh

Đặc điểm công ty liên doanh

Ưu điểm của công ty liên doanh

  • Công ty liên doanh hoạt động có tính linh hoạt, các nhà đầu tư không bị ràng buộc sau khi hợp đồng kết thúc. Công ty có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không liên quan đến hợp đồng liên doanh.
  • Tùy theo điều khoản của hợp đồng liên doanh, các đối tác có thể đóng góp vốn và nguồn lực không đồng đều nhau. 
  • Các nhà đầu tư Việt Nam khi tham gia góp vốn thành lập công ty liên doanh sẽ được tiếp cận với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, cách thức quản lý chuyên nghiệp của các nước lớn trên thế giới. 
  • Các nhà đầu tư nước ngoài nếu liên doanh với các nhà đầu tư Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến độ hòa nhập thị trường, hoạt động chuẩn pháp lý, phát triển công ty nhanh chóng, khả năng thành công cao hơn.
  • Công ty sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực nội bộ, vốn đầu tư các bên ít hơn, rủi ro thấp hơn nhưng vẫn phát triển kinh doanh hiệu quả, mở rộng sang các thị trường mới.

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Ưu nhược điểm của công ty TNHH

Hạn chế của công ty liên doanh

  • Những nhà đầu tư tham gia công ty liên doanh phải có trách nhiệm pháp lý cao. Các bên sẽ chịu trách nhiệm như nhau khi có khiếu nại pháp lý xảy ra trong quá trình hoạt động liên doanh. 
  • Khi tham gia vào công ty liên doanh thì các nhà đầu tư sẽ bị hạn chế cơ hội hợp tác với các tổ chức khác.
  • Trong trường hợp lựa chọn đối tác liên doanh không phù hợp có thể khiến chất lượng sản phẩm kém hơn, gây nhiều tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Khi liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài có thể phát sinh bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán, phong cách kinh doanh. 
  • Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty liên doanh phức tạp về mặt pháp lý. 

>>> Xem thêm: Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp chi tiết năm 2023

Các quy định về công ty liên doanh

Quy định chung khi hoạt động công ty liên doanh như sau:

  • Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua 1 trong 3 hình thức: đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư, đăng ký qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký online trên Cổng thông tin điện tử.
  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh qua mạng có giá trị pháp lý như hồ sơ văn bản bằng giấy nộp trực tiếp. 
  • Công ty có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử.
  • Có thể sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện các thao tác đăng ký thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử. Trong đó, tài khoản đăng ký kinh doanh được hệ thống thông tin quốc gia cấp cho cá nhân được ủy quyền đăng ký. Cá nhân có tài khoản sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng tài khoản đăng ký doanh nghiệp. 
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Các trường hợp chưa hợp lệ hoặc từ chối đều sẽ có văn bản thông báo đầy đủ, chi tiết lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Những hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp phải có đầy đủ loại hình doanh nghiệp và tên riêng (gồm các chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, số và ký hiệu. 

Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Theo Luật doanh nghiệp, để thành lập công ty liên doanh cần đáp ứng các điều kiện:

  • Chủ doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không vi phạm các quy định của pháp luật và hiện không bị phạt hành chính. 
  • Các nhà đầu tư phải cam kết có đủ tài chính để góp vốn theo thỏa thuận. 
  • Vốn pháp định của doanh nghiệp tối thiểu 30% vốn góp, theo đúng quy định của pháp luật. 
  • Những cá nhân không thể tham gia thành lập và điều hành công ty liên doanh gồm có cán bộ công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân trong Quân đội và Công an, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh kiếm lợi nhuận cá nhân, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (trừ những người được nhà nước ủy quyền).

Thủ tục đăng ký thành lập công ty liên doanh

Bên phía các nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 
  • Văn bản điều lệ công ty.
  • Bản báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán. 
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản được ngân hàng xác nhận tương đương với số vốn mà nhà đầu tư sẽ góp để thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam. 
  • Văn bản quyết định đầu tư công ty liên doanh tại Việt Nam và ủy quyền người đại diện quản lý tại Việt Nam.
  • Hộ chiếu của người đại diện quản lý.

Bên phía nhà đầu tư Việt Nam cần cung cấp các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Văn bản điều lệ công ty. 
  • Xác nhận số dư tài khoản có dấu của ngân hàng tương đương với số vốn đầu tư vào công ty.
  • Biên bản cuộc họp công ty, quyết định góp vốn thành lập công ty liên doanh và ủy quyền người đại diện quản lý.
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện quản lý. 
  • Một số tài liệu kèm theo:
  • Văn bản đề nghị cấp chứng nhận đầu tư.
  • Danh sách thành viên đầu tư của công ty cùng với giấy tờ tùy thân của những người đại diện, người ủy quyền.
  • Văn bản điều lệ công ty.
  • Giấy xác định vốn pháp định doanh nghiệp.
  • Bản sao chứng chỉ nghề của người đại diện (nếu có)
  • Hợp đồng thuê mặt bằng trụ sở công ty.
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Danh mục hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh

Hồ sơ đầy đủ cần soạn thảo để thực hiện thủ tục thành lập công ty liên danh gồm có:

  • Biên bản họp các nhà đầu tư về việc thành lập công ty.
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty liên doanh.
  • Điều lệ công ty. 
  • Hợp đồng hợp tác liên doanh giữa các nhà đầu tư.
  • Danh sách các nhà đầu tư, sổ đăng ký thành viên thành lập công ty. 
  • Giấy chứng nhận vốn góp của các nhà đầu tư.
  • Quyết định bổ nhiệm các vị trí Giám đốc, Kế toán trưởng. 

Tổng kết 

Những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giải đáp công ty liên doanh là gì? Tổng kết lại, công ty liên doanh là một hình thức kinh doanh rất phổ biến và có nhiều lợi ích cho các công ty muốn mở rộng thị trường hoặc phát triển sản phẩm mới. Mocongty.vn hy vọng đã mang đến các thông tin hữu ích dành cho các bạn.

Bài viết liên quan


    This will close in 0 seconds

    0986.23.26.29
    Chat Zalo