Với khả năng tiếp cận đươc tệp khách hàng lớn, thực hiện việc quảng bá sản phẩm nhanh chóng, bán hàng online đang là việc xu hướng kinh doanh được nhiều cá nhân lựa chọn. Vậy việc bán hàng online có phải nộp thuế không? Nếu chưa nộp thuế, cá nhân sẽ bị truy thu thuế bán hàng online căn cứ vào những quy định pháp luật nào? Hôm nay, mời bạn cùng Mở Công Ty VN Song Kim tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Bán hàng online có phải nộp thuế không?
Sau đây, dịch vụ thành lập công ty Song Kim sẽ gởi đến các bạn quy định pháp luật về việc nộp thuế bán hàng online. Theo đó, căn cứ khoản 2, điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định:
“Điều 4. Nguyên tắc tính thuế
1. …..
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.”
Như vậy, có thể kết luận rằng:
- Đối với cá nhân bán hàng online có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống: không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ hoạt động kinh doanh.
- Đối với cá nhân bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu/năm: phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Cách tính số thuế phải nộp khi bán hàng online?
Căn cứ khoản 3, điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC:
“3. Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.”
Kết luận:
Số thuế phải nộp khi bạn bán hàng online (có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm) sẽ = số thuế GTGT phải nộp + số thuế TNCN phải nộp
Tỷ lệ thuế suất của hoạt động bán hàng online
Căn cứ phụ lục I ban hành kèm thông tư 40/2021/TT-BTC, thì thuế suất của hoạt động bán hàng online sẽ là:
- Tỷ lệ % tính thuế GTGT: 1%
- Tỷ lệ % tính thuế TNCN: 0.5%
Như vậy, số thuế phải nộp khi bán hàng online = doanh thu x 1.5%
Ví dụ cách tính thuế bán hàng online
- Ví dụ 1: Trong năm 2022, chị Nguyễn Thị A bán hàng online trên các sàn TMĐT, có tổng doanh thu trên các sàn là 95.300.000 đồng. Như vậy, thu nhập bán hàng online của chị A chưa tới mức nộp thuế.
- Ví dụ 2: Trong năm 2022, anh Trần Văn B bán hàng trên các sàn TMĐT, tổng doanh thu khi bán hàng online của anh B là: 250.000.000 đồng. Do doanh thu bán hàng đã vượt ngưỡng 100 triệu đồng/năm. Anh B bắt buộc phải tính và nộp thuế bán hàng online. Số tiền anh B phải nộp là: 3.750.0000 đồng ( 250.000.000đ x 1.5%)
Truy thu thuế bán hàng online
Như Song Kim đã trình bày bên trên, đối với cá nhân bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm bắt buộc phải kê khai và nộp thuế. Chính vì thế, hành vi bán hàng online nhưng không nộp thuế là hành vi vi phạm pháp luật thuế. Cơ quan thuế sẽ căn cứ số liệu được cung cấp bởi ngân hàng, các sàn thương mại điện tử để tổng hợp doanh thu bán hành online của cá nhân. Qua đó, làm cơ sở để truy thu thuế bán hàng online và tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế
Cơ quan thuế căn cứ vào đâu để truy thu thuế bán hàng online?
Hiện tại, pháp luật thuế hiện hành đã hoàn thiện các cơ sở pháp lý để có thể thu thuế đối với hoạt động bán hàng online. Cụ thể như sau:
Tại khoản 7 điều 1 nghị định 91/2022/NĐ-CP cũng có quy định:
“8. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm: tên người bán hàng, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn. Việc cung cấp thông tin được thực hiện định kỳ hàng quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, bằng phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.”
Diễn giải: đây là cách mà cơ quan thuế có thể kiểm tra được doanh thu bán hàng online của cá nhân. Tuy nhiên, theo như cách này, cơ quan thuế chỉ có thể biết được doanh thu bán hàng online qua các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,…
Bên cạnh đó, tại điểm a, khoản 2, Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, quy định như sau:
“2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.”
Diễn giải: Với quy định này, cơ quan thuế sẽ nắm được tất cả doanh thu bán hàng online. Vì khi bán hàng online, hoặc là bạn sẽ nhận chuyển khoản trực tiếp từ khách hàng; hoặc bạn sẽ nhận được chuyển khoản từ các đơn vị vận chuyển (đối soát và thanh toán tiền hàng theo định kỳ)
Kết luận: bằng các quy định pháp luật hiện hành, cơ quan thuế đã có đầy đủ các công cụ để có thể truy thu thuế bán hàng online. Chính vì thế, khi bạn đã kinh doanh, hãy chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
>>> Bài viết cùng chuyên mục: Cách đăng ký hộ kinh doanh và kê khai thuế bán hàng online
Cách tính số tiền truy thu thuế bán hàng online
Do đa số các cá nhân bán hàng online đều chưa nắm rõ Luật Quản Lý thuế. Nên hiện tại, cơ quan thuế đang áp dụng cách tính số tiền truy thu thuế bán hàng online như sau:
- Số tiền truy thu thuế = doanh số x 1.5%
- Số tiền phạt do chậm nộp tiền thuế = số tiền truy thu x 0,03%/ngày x số ngày chậm nộp
Một số câu hỏi liên quan đến việc bán hàng online có phải nộp thuế không?
Kết luận:
Việc nộp thuế bán hàng online là trách nhiệm và nghĩa vụ khi chúng ta phát sinh doanh thu đến mức nộp thuế. Chính vì thế, việc chủ động tính và nộp tiền thuế từ bán hàng online là việc bắt buộc các cá nhân kinh doanh phải thực hiện và bạn nên thành lập 1 hộ kinh doanh cá thể để đăng ký và nộp thuế đúng luật. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
T có tài khoản trên sàn shoppee và năm 2018 hay 2019 có phát sinh vài đơn nhỏ. T bán trên fb và có ship qua các đơn vị vc nhưng doanh thu dưới 100tr/năm. Thuế t ko phải nộp. Nhưng bây giờ tôi mới đkkd thì có bị phạt không?
Chào bạn,
Nếu bạn chỉ kinh doanh năm 2018 và 2019 với doanh thu ít hơn 100tr/năm. Và đến thời điểm hiện tại, bạn mới bắt đầu kinh doanh lại thì bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể và không bị phạt bạn nhé!